8 hiểu lầm về ERP ai cũng một lần gặp phải

Blog 236

1. ERP chỉ dành cho các công ty, tập đoàn lớn

Bản chất của ERP là một hệ thống quản lý thông tin, vậy nên vai trò của nó được thể hiện rõ ràng nhất ở những nơi có lượng thông tin dồi dào – những công ty lớn.

Nhưng trên thực tế, ERP được xây dựng để phù hợp với quy mô và nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Vậy nên cho dù là tập đoàn lớn hay SME đều có thể sử dụng hệ thống ERP, miễn nó đáp ứng các yêu cầu về quản lý thông tin và tối ưu nguồn lực.

Hiện nay, các đơn vị cung cấp ERP đã có những cách triển khai linh hoạt, phù hợp quy mô của doanh nghiệp. Vậy nên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng hệ thống này cho mô hình của mình.

ERP cho doanh nghiệp

(ERP là dành cho mọi doanh nghiệp)

 

2. Mất rất nhiều thời gian để triển khai

Mặc dù điều này có thể đúng với một hệ thống ERP lớn và nhiều phân hệ, được triển khai cho những tập đoàn với quy mô hàng trăm, hàng nghìn nhân sự. Nhưng nhìn chung, các phần mềm ERP được thiết kế để áp dụng linh hoạt với những mô hình có tính tương đồng.

Bởi vì công ty nào cũng sẽ có những phòng ban và quy trình làm việc tương tự nhau, ví dụ Phòng Kinh Doanh, Phòng Nhân Sự, Phòng Marketing, v.v. Và phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của bên cung cấp dịch vụ ERP, tốc độ triển khai có thể sẽ rất nhanh chóng.

Với một hệ thống ERP không quá phức tạp, khách hàng có thể đưa vào sử dụng chỉ trong từ 2-4 tháng.

Đồng hồ và lịch

(2 tháng triển khai ERP giúp tiết kiệm 2 tháng thời gian các phòng ban xung đột với nhau)

 

3. ERP có thể thay thế mọi phần mềm doanh nghiệp cần

Điều này không đúng, vì không phải doanh nghiệp nào cũng giống nhau. Sở hữu những quy trình đặc thù sẽ cần tới những công cụ đặc thù để giải quyết công việc. 

Nhưng như đã đề cập, bất kể doanh nghiệp nào cũng sẽ có những phòng ban và quy trình làm việc tương tự nhau. Nên ở một khía cạnh nào đó, phần mềm ERP có thể giải quyết lên đến 90% nhu cầu của một doanh nghiệp, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

 

4. Chi phí cho ERP là cực kỳ lớn

Chi phí cho ERP có lớn hay không còn phải xem xét quy mô và phân hệ mà doanh nghiệp muốn áp dụng. Ví dụ một doanh nghiệp SME chỉ quan tâm đến sản xuất, lập kế hoạch hay kế toán sẽ không cần phải đầu tư ngân sách cho những phân hệ khác. Ngược lại, càng nhiều phân hệ thì giá cả càng cao.

Khoảng giá cho việc triển khai hệ thống ERP có thể dao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Vậy nên, sẽ đúng hơn nếu nói chi phí này không phải là lớn, mà là đa dạng.

Khoảng giá triển khai ERP

(Hãy chọn một khoảng giá phù hợp với doanh nghiệp khi triển khai ERP)

Việc mà doanh nghiệp cần thực hiện là phải phân tích và xác định nhu cầu cụ thể, từ đó mới có cơ sở để đưa ra mức chi phí phù hợp. Trùng hợp thay Chips nhận thấy rằng, những khách hàng đưa ra những yêu cầu càng rõ ràng, thì hệ thống ERP của họ càng chính xác với nhu cầu thực tế.

Và về lâu dài, hãy xem ERP là một khoản đầu tư giúp bạn cắt giảm đi nhiều chi phí hơn trong tương lai.

Xem thêm: Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tới 23% chi phí khi sử dụng ERP, tại sao không?


5. ERP giống với CRM

ERP là hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

CRM là hệ thống Quản lý khách hàng.

Mà Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là hoạt động bao trùm và rộng lớn hơn Quản lý khách hàng. Nên có thể nói, CRM là một phân hệ trong hàng chục phân hệ khác của ERP. Chúng có liên kết, chia sẻ một số chức năng và luân chuyển dữ liệu qua lại với nhau, nhưng chắc chắn CRM không phải là ERP.

Trong một vài trường hợp, thường là các doanh nghiệp chú trọng vào Sale và Marketing, phân hệ CRM có thể được phát triển rộng hơn và đảm nhiệm 1 số chức năng gần giống với ERP. Nhưng một cây làm chẳng nên non, ERP vẫn là một khái niệm hoàn toàn khác biệt với CRM.

Sự khác nhau giữa ERP và CRM

(Chức năng của 2 loại phần mềm này rất khác nhau)

 

6. Bạn phải là một người am hiểu về IT để sử dụng ERP

Kiến thức về CNTT là một lợi thế khi sử dụng bất kỳ phần mềm hay hệ thống nào, hay nói ngắn gọn là công cụ công nghệ.

Nhưng bản chất của những công nghệ này không phải là để làm khó người dùng. Chúng được nghiên cứu và tạo ra để giúp chúng ta giải quyết vấn đề, chứ không để sinh ra vấn đề mới.

Vì thế, bạn chỉ cần thời gian để làm quen với cách sử dụng nó; ban đầu tập trung vào một số chức năng cụ thể, rồi dần dần khám phá các công cụ khác. Đến lúc đó, bạn sẽ thấy chúng giải quyết công việc nhanh chóng đến mức nào, giống như cách chúng ta đã làm với những Word, Excel, PP,…

 

7. Chỉ có chủ doanh nghiệp mới dùng ERP

Các phân hệ của ERP mô phỏng lại chức năng tương tự vai trò của các phòng ban trong công ty. Do đó, ERP được thiết kế để nhiều người và nhiều phòng ban cùng cộng tác. Không chỉ có chủ doanh nghiệp mới có thể sử dụng ERP, mọi cán bộ nhân viên trong công ty đều có thể sử dụng ERP cho công việc của mình.

Thông tin được luân chuyển trong ERP nên có sự liên kết giữa các bộ phận, nhằm tránh những sai sót hay xung đột trong quy trình. Vì vậy, các nhân viên chủ chốt trong các phòng ban nên có ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện vì tất cả nhân viên đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng nó.

Nhân viên đánh nhau

(ERP được tạo ra là để tránh tình trạng các phòng ban không hiểu ý nhau như thế này)

 

8. Khi đã triển khai, rất khó để nâng cấp ERP 

Điều này hoàn toàn không đúng.

Hiện tại, việc nâng cấp một hệ thống ERP đã đơn giản hơn nhờ vào công nghệ Cloud. Một CloudERP có khả năng mở rộng hạ tầng, tích hợp thêm nhiều phân hệ vào hệ thống cũ và chi phí để nâng cấp cũng rất linh động dựa vào quy mô muốn triển khai, doanh nghiệp chỉ cần phải trả cho những gì mình thật sự sử dụng.

Việc khó khăn nhất trong quy trình nâng cấp ERP thực chất nằm ở việc xác định các yêu cầu sao cho phù hợp với mô hình mới của doanh nghiệp. Nếu có thể giải quyết tốt vấn đề này, nâng cấp ERP sẽ rất dễ dàng.

Vì vậy, hãy chọn cho mình một đơn vị triển khai ERP có nhiều kinh nghiệm, để giúp bạn hiểu sâu hơn và rõ hơn về những lợi ích nhận được nếu áp dụng ERP thành công. Chips cũng đã có kinh nghiệm 13 năm trong việc triển khai ERP cho khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực như Sản xuất, Y dược, Chứng khoán,… và nhiều dự án ERP thành công khác, sẽ hỗ trợ mọi người tốt nhất với kinh nghiệm và chuyên môn của mình.

Hãy liên hệ với Chips để nhận thông tin và được tư vấn sâu hơn về ERP nhé:

Cảm ơn bạn vì đã quan tâm bài viết của Chips, chúc bạn một ngày tốt lành   

Powered by Froala Editor

Nguồn: Hieudc - Chips.vn