1. Chứng chỉ SSL là gì?
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer, là một tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, giúp mã hoá dữ liệu giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ web server thông qua giao thức HTTPS. Chứng chỉ này hoạt động và đảm bảo rằng các tệp tin truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ được riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện tại đang được áp dụng làm tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới, bảo vệ dữ liệu trên môi trường internet được an toàn.
(SSL là tiêu chuẩn bảo mật của mọi website hiện nay)
2. Có bao nhiêu loại SSL?
SSL được phát hành thông qua các Certificate Authority (CA), là tổ chức phát hành các chứng thực số cho người dùng, đóng vai trò là bên thứ ba (được cả hai bên tin tưởng) để hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin an toàn.
Số lượng các CA hiện nay là vô cùng lớn, dẫn đến việc số lượng chủng loại SSL được cung cấp cũng khó có thể liệt kê. Nhưng SSL phổ biến với người dùng và được mọi CA cung cấp thì có thể phân làm 3 nhóm:
(Các loại SSL phổ biến)
3. SSL hoạt động thế nào?
SSL mã hóa thông tin nhạy cảm khi gửi trên môi trường Internet. Khi được kích hoạt, thông tin sẽ trở thành không thể đọc được đối với tất cả mọi người, ngoại trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến. Nhờ đó, hacker và những kẻ lấy cắp không thể lấy trộm thông tin được.
Dữ liệu được truyền đi trên Internet, sẽ phải thông qua hàng loạt các máy chủ và web server để đến được máy chủ đích. SSL thiết lập một kết nối “handshake” để đảm bảo các tệp tin được bảo mật, bao gồm nhiều bước. Ví dụ, bạn đang muốn truy cập website: https://chips.vn/ để tham khảo dịch vụ thiết kế website “ngon, bổ, rẻ” và nhiều ưu đãi cho khách hàng mới của CHIPS thì:
(Vai trò chính của SSL là bảo mật thông tin)
4. Lợi ích khi sử dụng SSL
An toàn và bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã, nên sẽ không bị hacker đọc trộm hay đánh cắp. Bao gồm bảo mật webmail, các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange; bảo mật FTP, các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, File Sharing; bảo mật VPN Access Serves, Citrix Access Gateway,...
Cung cấp tính xác thực: SSL chính là “thẻ căn cước công dân” của Internet, điều này có nghĩa là bạn có thể chắc chắn rằng mình đang gửi thông tin đến đúng máy chủ chứ không phải đến một kẻ mạo danh nào đó đang cố gắng ăn cắp thông tin của bạn. Và ở một mặt khác, dữ liệu đã được gửi đi của người sở hữu SSL chắc chắn có thể được truy ngược và không thể bị phủ nhận.
Mang đến sự tin cậy cho người truy cập: Các trình duyệt web sẽ cung cấp cho người dùng những tín hiệu để biết rằng kết nối của mình đang được đảm bảo, đó có thể là một biểu tượng khóa hoặc một thanh màu xanh lá cây. Nhờ đó, khách hàng sẽ tin tưởng trang web hơn, nâng cao hình ảnh và sự uy tín; giúp tăng khả năng mua hàng, gắn bó với website.
Lợi ích với SEO website: HTTPS được tích hợp trong chứng chỉ SSL chính là tiêu chí xếp hạng website của Google (95% website trên Google sử dụng HTTPS). Nghĩa là khi đưa ra kết quả cho người tìm kiếm, trang web sở hữu SSL sẽ được ưu tiên hơn trang web cùng loại nhưng không có chứng chỉ này.
(SSL mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng)
Lời kết
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo mật cho trang web của mình, SSL là lựa chọn bắt buộc phải có nếu muốn hệ thống hoạt động ổn định. Vì vậy hãy để một nhà cung cấp uy tín như CHIPS giúp bạn thực hiện điều này.
CHIPS là đối tác phân phối SSL của hệ thống Sectigo (Comodo), một trong những nhà cung cấp chứng chỉ SSL hàng đầu thế giới, đã bảo vệ sự toàn vẹn dữ liệu của hàng trăm nghìn doanh nghiệp toàn cầu. Với nhu cầu ngày càng cao trong vấn đề bảo mật, CHIPS vẫn luôn hỗ trợ các doanh nghiệp cài đặt các gói SSL dựa trên những nhu cầu cụ thể, phù hợp về tài chính cũng như hiệu quả đi kèm.
Nếu bạn quan tâm, hãy ghé qua: https://chips.vn/san-pham/chung-chi-ssl nhé.
Hoặc liên hệ với CHIPS qua:
Cảm ơn bạn vì đã quan tâm bài viết của CHIPS, chúc bạn một ngày tốt lành
Powered by Froala Editor