Chọn lựa Hosting phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Blog 526

1. Hosting là gì?

Hosting là một kho chứa dữ liệu của bạn trên môi trường internet, bao gồm dữ liệu về các bài viết, hình ảnh, video, hoặc các file hệ thống do bạn tạo ra. Nói nôm na, nó là một loại ổ cứng giống như ổ cứng của laptop, PC; khác ở chỗ, ổ cứng này nằm bên ngoài cỗ máy của bạn, nó lớn hơn, mạnh hơn và có khả năng kết nối trực tiếp với Internet.

Khi bạn mua một gói Hosting, đồng nghĩa với việc bạn thuê một ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu trên Internet, để chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết giúp cho website của bạn hoạt động. Hosting là một thành phần không thể thiếu ngoài những yếu tố khác như Domain, Website, SSL,… để giúp doanh nghiệp của bạn bước đầu chuyển đổi số thành công.

 

2. Có bao nhiêu loại Hosting?

(Hosting chia làm nhiều loại)

Shared Hosting: là loại Hosting phổ biến, khi sử dụng Shared Hosting, bạn sẽ phân chia tài nguyên server (máy chủ) với những người dùng khác. Toàn bộ các website được đặt trên cùng một server để sử dụng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý, dung lượng lưu trữ,…

Dedicated Hosting (hay Dedicated Server): là một server vật lý của riêng bạn, cho bạn toàn bộ quyền quản lý server, hoàn toàn linh hoạt để sử dụng. Bạn có thể cấu hình server tùy thích, chọn lựa hệ điều hành và phần mềm cần sử dụng, cài đặt một môi trường Hosting riêng và tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu.

VPS (Virtual Private Server): là loại Hosting cũng dùng chung server với người dùng khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với Shared Hosting là nhà cung cấp Hosting sẽ chia một phân vùng trên server cho riêng bạn. Có nghĩa là một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ cho bạn thôi.

Cloud Hosting: là dịch vụ Hosting vận hành bằng điện toán đám mây. Cloud Hosting hoạt động theo nguyên tắc lưu trữ phân tán và sử dụng công nghệ cân bằng tải (Load Balancing) giữa các máy chủ với nhau giúp truy xuất nhanh hơn, an toàn, bảo mật cao hơn, giảm thời gian website ngừng hoạt động (Downtime) so với các loại Hosting thông thường. Cloud Hosting ngày càng phổ biến vì những lợi ích lâu dài mà nó đem lại cho người sử dụng.

 

3. Vì sao website của bạn cần Hosting?

Vì đó là điều bắt buộc.

Hãy lấy ví dụ trong thực tế, doanh nghiệp của bạn khi hoạt động sẽ cần thiết lập một số cơ sở vật chất để thực hiện các chức năng thiết yếu như: văn phòng, mặt bằng buôn bán, phương tiện vận chuyển,…

Điều tương tự cũng diễn ra trên môi trường Internet.

Để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp thì việc trước tiên phải làm là thiết lập một cơ sở vật chất thật vững chắc. Và Hosting đảm nhận vai trò quan trọng này, nói một cách dễ hiểu, nó chính là “kho hàng” kỹ thuật số của doanh nghiệp. Đóng vai trò lưu trữ mọi thông tin về mặt hàng, thông tin khách hàng, quá trình hoạt động và “vận chuyển” thông tin đó đến website của bạn.

(Hosting là nơi lưu trữ và phân phối dữ liệu đến các thiết bị khác)

 

4. Các yếu tố của Hosting giúp website hoạt động ổn định

Loại ổ cứng lưu trữ dữ liệu: không khác nhiều so với một PC thông thường, Hosting cũng sử dụng một trong 2 loại ổ cứng HDD hoặc SSD. HDD có tốc độ truy xuất dữ liệu chậm hơn so với SSD nên hiện tại ít được ưa chuộng hơn. Ngoài ra SSD còn sở hữu các ưu điểm như: dữ liệu không bị phân mảnh (fragment), độ bền cao do không quá nhạy cảm với tác động vật lý, tiết kiệm điện năng hơn giúp giảm chi phí,…

Dung lượng lưu trữ: là phần dung lượng chứa toàn bộ dữ liệu của website bao gồm source code, dữ liệu người dùng, ảnh và video , lịch sử,… Tùy quy mô và mục đích sử dụng, phần dung lượng này có thể chiếm từ vài trăm MB cho đến hàng chục GB. Vậy nên bạn hãy nhờ đơn vị cung cấp Hosting tư vấn kỹ gói dung lượng phù hợp.

Dải băng thông (bandwidth): là lưu lượng dữ liệu tối đa có thể truyền tải giữa máy tính của người dùng và Hosting. Băng thông càng lớn thì càng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào website mà không gặp phải vấn đề gì.

Uptime: là thông số chỉ thời gian Hosting liên tục hoạt động không bị gián đoạn, là chỉ số rất quan trọng trong việc sử dụng website của người dùng. Nếu Hosting không thể đáp ứng được chỉ số Uptime, website sẽ bị đình trệ, không thể hoạt động được. Lúc đó, người dùng sẽ không thể truy cập vào website.

Backup: là khả năng lưu lại trạng thái cũ của Hosting, tương tự với backup trên hệ điều hành máy tính. Cho phép người dùng đưa Hosting của mình về trạng thái cũ tại một thời điểm nhất định. Tuy hiện tại các Hosting có độ bảo mật tốt và an toàn dữ liệu cao, nên khả năng bị tấn công hoặc hỏng hóc gây mất dữ liệu là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, phòng cháy hơn chữa cháy, chúng ta không thể nói trước được điều gì cả. Nên khả năng backup trên Hosting là một tính năng nhất định phải có. Nếu không có, CHIPS khuyên bạn đừng nên chọn Hosting đó.

(Khả năng bảo vệ dữ liệu là yêu cầu quan trọng đối với một Hosting)

 

5. Chọn lựa Hosting thế nào cho phù hợp với doanh nghiệp?

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà bạn hãy lựa chọn Hosting cho phù hợp. Các tiêu chí lựa chọn Hosting liên quan mật thiết đến những yếu tố giúp website hoạt động ổn định đã được liệt kê bên trên. Nhìn chung, bạn chi càng nhiều cho cơ sở vật chất thì chất lượng nhận lại cũng tương xứng, đó là điều hiển nhiên. Tuy vậy, nếu lựa chọn một Hosting có các tính năng quá vượt trội so với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết. Vì sự cân bằng giữa chi phí và hiệu suất mới là mục tiêu thật sự của việc đầu tư.

Nên bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp Hosting để làm rõ các yêu cầu và mục đích sử dụng. Luôn có những gói Hosting phù hợp với nhu cầu trải rộng của các doanh nghiệp với quy mô khác nhau.

Nhưng bạn phải luôn nhớ, an toàn dữ liệu là việc ưu tiên hàng đầu khi sử dụng Hosting, và tại đây CHIPS luôn đảm bảo điều đó cho doanh nghiệp của bạn. Các gói Hosting của CHIPS tuy có cấu hình khác nhau, mức giá khác nhau nhưng đều có một điểm chung là ưu tiên bảo vệ dữ liệu của khách hàng. 

Dữ liệu Hosting mà CHIPS cung cấp sử dụng nền tảng Cloud và luôn được backup, việc vận hành Hosting được đội ngũ của CHIPS liên tục hỗ trợ, và bạn luôn có thể cập nhật và kiểm soát dữ liệu của mình thông qua cPanel (hệ thống quản trị Hosting) đã được tích hợp trong các gói. Để có thêm cái nhìn tổng quát về các gói Hosting, bạn hãy tham khảo những đường link sau nhé:

https://chips.vn/san-pham/hosting-standard

https://chips.vn/san-pham/hosting-pro

https://chips.vn/san-pham/hosting-nodejs-app

Nếu còn những thắc mắc về việc sử dụng Hosting, CHIPS rất vui lòng giải đáp những câu hỏi của bạn. Hãy liên hệ với CHIPS qua:

CHIPS chắc chắn sẽ đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giúp bạn cân bằng giữa chi phí đầu tư và hiệu suất nhận được.

Cảm ơn bạn vì đã quan tâm bài viết của CHIPS, chúc bạn một ngày tốt lành   

Nguồn: Hieudc - Công ty cố phần CHIPS