Nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bảo hành gia tăng

Blog 416
Bảo hành sản phẩm là quá trình song song với quá trình thương mại, nó gián tiếp khẳng định chất lượng của doanh nghiệp. Vì vậy, sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng công cụ giúp doanh nghiệp quản lý bảo hành sản phẩm là có thể dự đoán trước.

 1. Khó khăn trong việc quản lý sản phẩm

Bảo hành, sửa chữa hàng hóa là công việc đi đôi với quá trình sản xuất và buôn bán sản phẩm. Nó đóng quan trọng vì ngoài chức năng hỗ trợ khách hàng để có một trải nghiệm tốt, còn gián tiếp khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Bảo hành sản phẩm là công việc xuyên suốt và cần có quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng trước cách quản lý thông tin sao cho hiệu quả và không thể tối ưu cách làm của mình được. Dẫn đến việc không thể chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp.

Thực chất, giải pháp quản lý cho vấn đề trên không khó. Điều mà doanh nghiệp cần là một quy trình đủ chi tiết và một công cụ đủ mạnh mẽ để có thể quản lý chặt chẽ hơn. Quy trình của mỗi doanh nghiệp là duy nhất, phù hợp với các tiêu chí sản xuất hoặc thương mại của riêng mình. Rất khó để chỉ ra một quy trình tối ưu cho tất cả các ngành nghề kinh doanh. Nhưng nếu có công cụ quản lý có thể thích ứng và phù hợp cho dù là trong lĩnh vực nào, đây sẽ là một nền tảng tốt cho việc xây dựng khả năng quản lý sản phẩm một cách chuyên nghiệp. Vậy đó là gì?

(Công cụ giúp tháo gỡ khó khăn quản lý sản phẩm)

 

2. Công nghệ QR code

QR Code là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh với các ứng dụng chuyên biệt để quét. Mã QR Code có thể chứa nhiều dữ liệu khác nhau như: url, text, hình ảnh,… như ví dụ bên dưới.

(Hãy scan hình ảnh này nhé)

So với phương pháp truyền thống cần phải lưu lại dữ liệu bằng giấy tờ hoặc các file Word, Excel thì giờ đây các thông tin về hàng hóa, lô sản phẩm, số lượng, ngày giờ sản xuất hay xuất nhập kho đều có thể được mã hóa chỉ bằng một chiếc tem QR Code

QR Code chính là phiên bản nâng cấp của mã vạch Barcode truyền thống. Mã vạch truyền thống là một dãy các vạch được xếp liền kề nhau, chỉ chứa được tối đa 20 ký tự số. Trong khi đó, nếu dùng hỗn hợp cả chữ và số thì mã QR code có khả năng chứa 4.296 ký tự, còn nếu chỉ dùng ký tự số thì sức chứa tối đa lên đến 7.089 ký tự. Điều này cho phép lượng thông tin truyền tải sẽ nhiều hơn. Không chỉ thế, nếu so về kích thước thì QR Code chiếm ít không gian hơn rất nhiều so với mã vạch truyền thống. 

Vì vậy bên trong một mã QR code có thể chứa rất nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm, hoặc trang web, thông tin sự kiện, thông tin liên hệ, tin nhắn, hoặc những thông tin tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các mã QR đang ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin, kích hoạt sản phẩm và bảo hành. 

3. Lợi ích từ QR Code

Dễ sử dụng: QR Code có thể dễ dàng được quét bởi máy quét chuyên dụng hoặc chỉ bằng điện thoại thông minh có cài đặt sẵn chức năng quét mã QR. Đồng nghĩa với việc cả người sản xuất và khách hàng đều có thể nhanh chóng có được thông tin sản phẩm mà họ cần bất kỳ lúc nào.

Tiết kiệm thời gian: Với số lượng hàng hóa khổng lồ có trong kho bãi, việc ngay lập tức xác định vị trí của một sản phẩm cụ thể là cực kỳ tốn thời gian. Ứng dụng QR Code cho phép quản lý vị trí trong kho bãi một cách chính xác, tiết kiệm thời gian trong việc lấy sản phẩm. Đồng thời, rút ngắn thời gian nhập/xuất hàng hóa và xuất phiếu hơn so với phương pháp thủ công.

Tiết kiệm chi phí: Quản lý được khả năng tồn kho, quản lý khả năng xuất/nhập hàng hóa giúp doanh nghiệp có kế hoạch giải quyết việc tồn đọng sớm nhất có thể.

Tránh thất thoát: Thông tin về sản phẩm luôn được lưu trữ và cập nhật, vì vậy sẽ không xảy ra tình trạng hàng hóa bị thất thoát hoặc gian lận.

Giảm áp lực: Mọi quy trình đều có thể có sai sót, nhưng ứng dụng QR gần như loại bỏ sự bất hợp lý trong quá trình tiếp nhận hoặc trao đổi thông tin. Giúp đội ngũ quản lý kho trao đổi hiệu quả, hạn chế tối đa các sai sót đáng tiếc khi làm việc.