5 khác biệt lớn nhất của Web 3.0 so với Web 2.0
Chúng ta chắc hẳn đã nghe nhiều về Web 3.0 cùng với sự lên ngôi của công nghệ Blockchain trong thời gian gần đây. Nó chính là hướng phát triển của Internet toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong định hướng của các công ty công nghệ trong tương lai. Khiến các ông lớn như Google, Facebook, Amazon,… cũng rục rịch chuẩn bị cho con sóng thời đại mang tên Web 3.0 này.
Bản chất của nền tảng Web 2.0 là sự tập trung thông tin và dữ liệu về phía các máy chủ lớn như của Google, Facebook. Từ đó các công ty này có thể tạo nên hệ sinh thái của riêng họ, thao túng người dùng và thu được nguồn lợi dựa trên dữ liệu đã có được. Tuy vẫn chưa rõ bước chuẩn bị cho làn sóng Web 3.0 của các ông lớn như thế nào, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào những lợi ích và bất lợi của nó thông qua 5 điểm khác biệt giữa Web 3.0 và Web 2.0 dưới đây.
(Data center của Google)
1. Nền tảng phi tập trung
Cách thức vận hành của Web 3.0 được dựa trên nền tảng Blockchain, đồng nghĩa với việc dữ liệu tồn tại trên Internet không nhất thiết phải tập trung về máy chủ trung tâm của một nhà cung cấp nào đó. Mạng phi tập trung là mạng không có bộ phận trung tâm. Nói cách khác, không một người hoặc một nhóm người nào nắm tất cả thông tin và khả năng xử lý trong mạng cùng một lúc. Thay vào đó, nó được phân cấp và trải rộng giữa nhiều thực thể. Điều này có nghĩa là không ai có thể tự mình kiểm soát hoặc thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái của mạng.
(Dữ liệu tập trung theo cách khác nhau trên từng nền tảng)
Blockchain cung cấp thông tin giao dịch cho mọi người trong mạng dưới dạng một sổ cái phân tán. Nếu một giao dịch trong bất kỳ block nhất định nào bị thay đổi, xóa hoặc thêm, block đó sẽ bị phần còn lại của mạng từ chối, điều này làm cho nó rất bảo mật và đáng tin cậy.
2. Semantic web
Semantic web (mạng ngữ nghĩa) là một khái niệm đã xuất phát từ 2001, được đề xuất bởi Tim Berners-Lee. Đây không phải là một Web riêng biệt mà là một mạng lưới các thông tin được liên kết sao cho chúng có thể được xử lý dễ dàng bởi các máy tính mà không phải thông qua con người.
Dữ liệu trên Internet là những khái niệm đa dạng, chứa đựng lượng thông tin và bối cảnh khác nhau, tạo nên những thực thể độc nhất. Mặt hạn chế của Web 2.0 hiện tại khiến việc xác định các thực thể này trở nên khó khăn. Khi thông tin này không được tối ưu để phân tích bằng máy tính mà vẫn phải do con người sàng lọc. Semantic web có khả năng xác định ý nghĩa của thông tin và tách biệt nó với các thực thể khác. Vì vậy cho phép máy tính và con người cộng tác với nhau tốt hơn.
(Sơ đồ đơn giản thể hiện Semantic web)
3. Khả năng kết nối
Vì không còn thông qua một bên thứ 3 để tiếp cận thông tin nên “rào cản” trao đổi dữ liệu giữa các máy tính được gỡ bỏ. Các dịch vụ Web 3.0 không có máy chủ cố định nên chúng có thể hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho Semantic Web, giúp Internet trở nên thông minh hơn và dễ dàng kết nối đến đúng mục tiêu hơn.
Một nhân tố quan trọng không kém là khả năng bảo mật giữa các máy tính trong hệ thống. Hiện tại các website trên nền tảng 2.0 vẫn đang sử dụng những công cụ bảo mật hoặc chứng chỉ bảo mật của bên thứ 3 như: Nmap, SQLmap, SSL/TLS,… Các công cụ này vẫn thể hiện rất tốt độ tin cậy ở thời điểm hiện tại nhưng đối với tương lai nơi Web 3.0 hiện diện, các công nghệ này sẽ không còn cần thiết nữa.